Gỗ Tần Bì

Gỗ tần bì được lấy từ cây tần bì có tên khoa học là Fraxinus và viết tắt là ASH , thuộc loài thực vật thân gỗ có hoa thuộc họ ô lưu. Tần bì thuộc loại lá rụng, phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu là ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều loại gỗ tần bì chính vì vậy hãy tìm hiểu từng loại một với các thông tin dưới đây.

Tần bì trắng (White Ash)

Tần bì trắng có tên khoa học là Fraxinus Americana, tên gọi khác là white Ash, Americana white Ash,… loài cây này được trồng và khai thác tại những cánh rừng thuộc vùng Đông Bắc Mỹ.

Tần bì trắng

Thông số kỹ thuật của gỗ tần bì trắng

– Chiều cao cây khi trưởng thành đạt khoảng 20 – 30m

– Đường kính thân cây từ 0.6 – 1.5m

– Trọng lượng khô trung bình 675kg/1m3 gỗ

– Trọng lượng riêng cơ bản 0.55 – 0.67

– Độ cứng Janka là 5870 N(Newton)

– Giới hạn uốn cong 103,5 MPa

– Giới hạn đàn hồi 12 GPa

– Lực nghiền 51.1 MPa

– Độ co rút Radial 4,9%, thể tích 13,3%, T/R: 1,6.

– Gỗ có màu nâu hơi nhạt, thường được sử dụng làm các vật liệu hàng ngày như gậy đánh bóng, xẻng, sàn nhà, tủ bếp, giường,…

Tần bì Tamo (Tamo Ash)

Tần bì Tamo

Tần bì Tamo có tên khoa học là Fraxinus mandshurica, tên gọi khác là Tamo Ash, Ash Nhật Bản, Manchurian Ash,… Phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,..).

Thông số kỹ thuật của gỗ tần bì Tamo

– Chiều cao cây khi trưởng thành đạt khoảng 20 – 30m.

– Đường kính thân cây từ 0.3 – 0.6m.

– Trọng lượng khô trung bình 560kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng cơ bản 0.50 – 0.56.

– Độ cứng Janka là 4490 N.

– Giới hạn uống cong  74,6 MPa.

– Giới hạn đàn hồi 8.24 GPa.

– Lực nghiền chưa có dữ liệu.

– Độ co rút chưa có dữ liệu.

Điểm đặc biệt của loại gỗ này đó là có những phần thân gỗ có hình đậu phộng, nguyên nhân được cho là các loại dây leo quấn quanh cây làm cản trở nguồn dinh dưỡng khiến cây phát triển không đồng đều. Chính vì vậy các vân gỗ, hình dạng gỗ tạo ra cũng rất đặc biệt.

Tần bì bí ngô (Pumpkin Ash)

Tần bì bí ngô có tên khoa học là Fraxinus profunda, tên gọi khác là Pumpkin Ash, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Mỹ.

Tần bì Bí Ngô

Thông số kỹ thuật của gỗ tần bì bí ngô

– Chiều cao cây khi trưởng thành đạt từ 15 – 20m.

– Đường kính thân từ 0.6 – 1m.

– Trọng lượng khô trung bình 575kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng cơ bản từ 0.48 – 0.58.

– Độ cứng Janka 4400 N.

– Giới hạn uốn cong 76,6MPa.

– Giới hạn đàn hồi 8.76GPa.

– Cường độ nghiền 39,2 MPa.

– Độ co rút Radial 3,7%, thể tích 12%, T/R: 1,7.

– Gỗ cũng có màu nâu nhạt nhưng đậm hơn so với tần bì trắng một chút, một số nhà sản xuất cũng sử dụng tần bì bí ngô để sản xuất gỗ veneer ứng dụng trong chế tạo đồ nội thất.

Tần bì đen (Black Ash)

Tần bì đen (Black Ash)

Tần bì đen có tên khoa học là Fraxinus nigra, tên gọi khác Black Ash, phân bố chủ yếu tại Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Canada.

Thông số kỹ thuật của gỗ tần bì đen

– Chiều cao cây khi trường thành đạt 15 – 20m.

– Đường kính thân 0.3 – 0.6m.

– Trọng lượng khô trung bình 545kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng 0.45 – 0.55.

– Độ cứng Janka 3780 N.

– Giới hạn uốn cong 86,9 MPa.

– Giới hạn đàn hồi 11 GPa.

– Cường độ nghiền 41,2 MPa.

– Độ co rút Radial 5%, thể tích 15,2%, T/R: 1,6.

– Màu của tần bì đen đậm hơn so với tần bì trắng và tần bì bí ngô một chút.

Oregon Ash

Oregon Ash

Oregon ash có tên khoa học là Fraxinus Latifolia, không ghi nhận có các tên gọi phổ biến khác, loại cây gỗ này phân bố chủ yếu ở Tây Bắc Mỹ.

Thông số kỹ thuật của gỗ Oregon Ash

– Chiều cao cây khi trưởng thành đạt từ 20 – 25m.

– Đường kính thân từ 0.3 – 1.0m.

– Trọng lượng khô trung bình 610kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng 0.50 – 0.61.

– Độ cứng Janca 5160 N.

– Giới hạn uốn cong 87,6 MPa.

– Giới hạn đàn hồi 9.38 GPa.

– Cường độ nghiền 41.7 MPa.

– Độ co rút Radial 4,1%, thể tích 13.2%, T/R: 2.0

Green Ash

Green Ash có tên khoa học là Fraxinus pennxylvanica, không có tên phổ biến nào khác được ghi nhận, loại cây gỗ này được trồng phổ biến tại Bắc Mỹ (Trung, Đông).

Green Ash

Thông số kỹ thuật của gỗ Green Ash

– Chiều cao cây khi trưởng thành đạt 15 – 20m.

– Đường kính thân từ 0.3 – 0.6m.

– Trọng lượng khô trung bình 640kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng 0.53 – 0.64.

– Độ cứng Janka 5340 N.

– Giới hạn uốn cong 97,2 MPa.

– Giới hạn đàn hồi 11.40 GPa.

– Cường độ nghiền 48,8 MPa.

– Độ co rút Radial 4,6%, thể tích 12,5%, T/R: 1,5.

European Ash

European Ash có tên khoa học là Fraxinus excelsior, có tên gọi khác đó là Commom Ash phân bố chủ yếu ở Châu Âu và Tây Nam Á.

Thông số kỹ thuật gỗ Euroopean Ash

– Chiều cao cây khi trường thành đạt từ 25 – 35m.

– Đường kính thân từ 1 – 2m.

– Trọng lượng khô trung bình 680kg/1m3 gỗ.

– Trọng lượng riêng cơ bản 0.49 – 0.68.

– Độ cứng Janka 6580 N.

– Giới hạn uốn cong 103,6 MPa.

– Giới hạn đàn hồi 12,31 GPa.

– Cường độ nghiền 51 MPa.

– Độ co rút Radial 5,7%, thể tích 15,3%, T/R: 1,7.

Gỗ tần bì thuộc nhóm mấy

Gỗ tần bì hiện nay toàn bộ là gỗ nhập khẩu, không nằm trong danh mục các loại gỗ gỗ tự nhiên khai thác hoặc xử dụng tại Việt Nam chính vì vậy chưa có phân nhóm cho loại gỗ này.

Phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi

Nhìn bên ngoài người bình thường khá khó để phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi dưới đây có 3 cách đơn giản nhất mà Gỗ Việt sẽ hướng dẫn bạn phân biệt 2 loại gỗ này.

Màu sắc

Gỗ sồi có 2 loại chủ yếu đó là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Trong đó gỗ sồi trắng có màu sắc gần giống với gỗ tần bì và gỗ sồi đỏ thì màu đậm hơn tần bì. Nếu bạn đã quen thì việc nhận biết với màu sắc khá dễ dàng nhưng chủ yếu là gỗ dạng thô, khi đánh bóng hoặc phủ vecni thì khá khó nhận biết chúng mà sẽ cần dựa vào vân gỗ hoặc tom gỗ.

Vân gỗ

Vân gỗ tần bì có hình dạng elip đồng tâm còn vân gỗ sồi có hình núi.

Vân gỗ tần bì có hình dạng elip đồng tâm còn vân gỗ sồi có hình núi.

Tom gỗ

Tom gỗ là những ống nhỏ lăn tăn bé xíu mà bạn có thể nhìn thấy trên bề mặt các tấm gỗ bình thường. Bạn sẽ thấy trên gỗ sồi có rất nhiều tom gỗ  còn gỗ tần bì thì không có.

Tính chất vật lý

Ngoài việc dựa vào các đặc tính nhận dạng bên ngoài, về tính chất vật lý cơ bản của hai loại gỗ này cũng khác nhau. Cụ thể gỗ tần bì dễ dàng đóng đinh, vít, chịu nén tốt hơn và chống mối mọt tốt hơn.

Ứng dụng của gỗ tần bì

Trên thế giới hiện nay tại Việt Nam, gỗ tần bì được nhập khẩu rất nhiều chủ yếu từ Nga và Mỹ, có rất nhiều ứng dụng của loại gỗ này tương đương với gỗ sồi mà chi phí rẻ hơn một chút, được sử dụng phổ biến trong nội thất chung cư, văn phòng, nhà hàng như: Làm sàn gỗ, đóng tủ, kệ tivi, bàn ghế, giường ngủ, cửa gỗ (ít được dùng để đóng cửa chính).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *